Phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ, được cho là do người ngoài Trái Đất “gửi lời chào”

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một nghiên cứu mới cho rằng, những tín hiệu lạ mà chúng ta nhận được từ trung tâm dải Ngân Hà có thể là cách mà con người ở nền văn minh xa xôi đang “gửi lời chào”. Điều gì đã khiến các nhà nghiên cứu nghĩ như vậy?

Các nhà khoa học liên tục theo dõi những tín hiệu từ những nơi xa thăm thẳm trong vũ trụ và tìm hiểu xem điều gì đã tạo ra các tín hiệu đó.

Và một kiểu tín hiệu mới được các nhà nghiên cứu cho rằng có thể được gửi đi từ một nền văn minh khác.

Đó là một kết luận trong dự án lắng nghe tín hiệu vũ trụ, với người đứng đầu là Akshay Suresh, tốt nghiệp ĐH Cornell danh tiếng của Mỹ. Trong dự án này, các nhà nghiên cứu đã dùng một phần mềm riêng, được phát triển để dò những mô hình sóng vô tuyến lặp đi lặp lại từ ngoài không gian, xem có tín hiệu nào khác lạ không.

Phần mềm này có thể soát được 1,5 triệu mẫu dữ liệu chỉ trong 30 phút, nên các nhà nghiên cứu có thể xem xét tất cả các tín hiệu mà Trái Đất nhận được từ vũ trụ một cách rất nhanh chóng.

Phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ, được cho là do người ngoài Trái Đất “gửi lời chào” ảnh 1

Hình mô phỏng một con tàu của người ngoài Trái Đất đang phóng những tia sáng xanh để gửi tín hiệu trong vũ trụ. Ảnh: Breakthrough Listen.

Các nhà nghiên cứu thấy đa số tín hiệu là các sóng quen thuộc, thường từ các ngôi sao mà chúng ta không quan sát được. Tuy nhiên, họ cho rằng có những tín hiệu từ trung tâm thiên hà của chúng ta - dải Ngân Hà - lại rất đặc biệt, với các mô hình tần số lặp đi lặp lại. Nếu xác định được rằng đây là các tần số băng hẹp thì rất có thể nó được gửi đi từ một nền văn minh khác chứ không phải tín hiệu tự nhiên.

“Chiến lược tìm kiếm người ngoài Trái Đất” này đã được đăng trên Tạp chí Thiên văn học của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ. Nhóm nghiên cứu giải thích rằng những “tần số băng hẹp” kia chỉ bằng khoảng 1/10 độ rộng của các tần số được sử dụng bởi các đài phát thanh FM bình thường. Các tần số như thế dễ được phát ra nhờ vào công nghệ nhân tạo để gửi tín hiệu qua những khoảng cách rất xa, bởi chúng nổi bật trong những tạp âm của vũ trụ.

Phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ, được cho là do người ngoài Trái Đất “gửi lời chào” ảnh 2

Liệu có nền văn minh nào khác trong vũ trụ đang cố gắng liên lạc với chúng ta hay không? Ảnh: Alamy.

Steve Croft, đồng tác giả nghiên cứu, nói rằng nếu xác định rằng những tín hiệu từ trung tâm dải Ngân Hà đáp ứng những điều kiện trên thì rất có thể đó là “lời chào hỏi” từ một nền văn minh khác, vì các hiện tượng tự nhiên khó có thể tạo ra tín hiệu như thế.

Nhưng nếu xác định được đó đúng là tín hiệu từ người ngoài Trái Đất thật thì không biết chúng ta sẽ phản hồi bằng cách nào.

Phát hiện tín hiệu lạ từ vũ trụ, được cho là do người ngoài Trái Đất “gửi lời chào” ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc tiếp tục có gió mùa Đông Bắc về, đợt không khí lạnh này kéo dài mấy ngày?

Miền Bắc tiếp tục có gió mùa Đông Bắc về, đợt không khí lạnh này kéo dài mấy ngày?

HHT - Đợt không khí lạnh đang khiến nhiều tỉnh thành miền Bắc có tiết trời đẹp, có nắng có gió, khô ráo mát mẻ. Hôm nay, gió mùa Đông Bắc vẫn tiếp tục về, nhiều thời điểm còn mạnh hơn hôm qua nên nhiệt độ ở miền Bắc sẽ còn giảm. Đợt không khí lạnh này được dự báo sẽ kéo dài đến hôm nào?
Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?