Thường xuyên sử dụng chế độ đèn pin liệu có khiến điện thoại nhanh hỏng?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Nhiều người có thói quen sử dụng đèn flash của điện thoại làm đèn pin, nhưng liệu nó có ảnh hưởng tới thiết bị hay không?

Đèn flash có tác dụng làm tăng độ sáng khi sử dụng camera trong môi trường tối. Sự tiện lợi này đôi khi cũng được người dùng sử dụng làm đèn pin, có thể chỉnh trong phần cài đặt hoặc sử dụng tính năng Đèn pin riêng của thiết bị. Đèn flash LED trên điện thoại thông minh có cường độ sáng không quá lớn, mặc dù có thể điều chỉnh độ sáng nhưng vẫn không đủ sáng so với một chiếc đèn pin thông dụng.

Trong tình trạng bất đắc dĩ, người dùng vẫn có thể sử dụng nó làm đèn pin. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, sử dụng quá nhiều chức năng này thì có gây hại cho điện thoại của bạn không?

Thường xuyên sử dụng chế độ đèn pin liệu có khiến điện thoại nhanh hỏng? ảnh 1

Trong một tình huống cấp bách như tìm đồ vật rơi dưới gầm giường hay trong xe thì việc sử dụng đèn flash không thành vấn đề. Nhưng một chiếc đèn pin cỡ nhỏ để sử dụng trong thời gian dài và trong từng ngóc ngách sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất.

Một chiếc đèn pin có giá rẻ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, do đó, bạn có thể sử dụng để chiếu sáng mà không lo ngại hư hỏng. Tuy nhiên, chiếc điện thoại thông minh thường có giá rất cao và dĩ nhiên nó rất dễ bị hư hỏng nếu lỡ va đập, rơi rớt.

Thường xuyên sử dụng chế độ đèn pin liệu có khiến điện thoại nhanh hỏng? ảnh 2

Ngoài ra, sử dụng đèn flash trong thời gian dài không phải là mục đích của các nhà sản xuất điện thoại thông minh, điều này có thể làm ánh sáng yếu và nóng cụm camera dẫn đến tuổi thọ máy ảnh giảm đáng kể.

Thường xuyên sử dụng chế độ đèn pin liệu có khiến điện thoại nhanh hỏng? ảnh 6
Theo MTMobile
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.