Vắc-xin COVID-19 giá 80.000 đồng của ĐH Oxford sẽ xuất hiện vào ngày 3/11 tới?

HHT - Một tin tức đầy hứa hẹn cho mùa lạnh sắp tới, đó là vắc-xin COVID-19 của Đại học Oxford (Anh) có thể sẽ được đưa vào sử dụng trước cuối năm nay. Đây là loại vắc-xin có giá thấp nhất trong những loại đang được thử nghiệm và sắp được duyệt.

Vắc-xin COVID-19 được phát triển bởi Đại học Oxford (Anh) và công ty dược AstraZeneca là một trong những loại có nhiều tiềm năng nhất trong số các vắc-xin đang được sắp hoàn thành thử nghiệm. Đây đúng là một tín hiệu lạc quan, đặc biệt là khi nhiều nhà khoa học lo rằng sẽ có “đại dịch kép” (cúm và COVID-19) vào mùa Thu - Đông sắp tới.

Đây là tiết lộ của Học viện Huyết thanh ở Pune (Ấn Độ), một trong những công ty sẽ tham gia sản xuất vắc-xin này. Học viện này cho biết, vắc-xin của ĐH Oxford có thể sẽ ra mắt sau 73 ngày kể từ ngày bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3, tức là vào ngày 3/11/2020.

Vắc-xin COVID-19 giá 80.000 đồng của ĐH Oxford sẽ xuất hiện vào ngày 3/11 tới? ảnh 1

Đơn vị sản xuất cho biết vắc-xin được phát triển bởi ĐH Oxford sẽ sớm được cung cấp ngay từ tháng 11. Ảnh: AP.

Học viện Huyết thanh của Ấn Độ cùng Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ sản xuất và phân phối khoảng 100 triệu liều vắc-xin ở Ấn Độ và một số nước đang phát triển khác.

Loại vắc-xin này sẽ chỉ tiêm một liều. Pascal Soriot, CEO của công ty AstraZeneca, nói rằng, thực tế, vắc-xin này đã sẵn sàng để sản xuất hàng triệu liều ngay khi nó được duyệt. Các bên tham gia phát triển vắc-xin cho rằng, nó sẽ được duyệt nhanh chóng, bởi việc thử nghiệm Giai đoạn 1 và 2 đã rất thành công.

Theo thông báo của AstraZeneca thì giá của vắc-xin này là khoảng 3 euro (khoảng 80.000 đồng).

Vắc-xin COVID-19 giá 80.000 đồng của ĐH Oxford sẽ xuất hiện vào ngày 3/11 tới? ảnh 2

Một nhà khoa học ở phòng thí nghiệm vắc-xin của Oxford. Ảnh: AFP.

Các loại vắc-xin có tiềm năng nhất đang có những mức giá rất khác nhau. Của Moderna (Mỹ) là khoảng 30 euro (820.000 đồng), của GSK-Sanofi (Anh - Pháp) là 10 euro (hơn 270.000 đồng), còn của Sinopharm (Trung Quốc, mới công bố) sẽ là 120 euro (gần 3,3 triệu đồng).

Hiện cả thế giới đang rất mong sớm có vắc-xin COVID-19 bởi đại dịch có chiều hướng bùng phát trở lại ở một số nước, thậm chí còn căng thẳng hơn đợt đầu mùa Hè.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.

Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android

Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Vắc-xin COVID-19 giá 80.000 đồng của ĐH Oxford sẽ xuất hiện vào ngày 3/11 tới? ảnh 3
Theo (Theo Marca)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?