Làm Tổng thống Mỹ được nhận lương bao nhiêu mà tranh cử mệt mỏi và tốn kém như vậy?

HHT - Việc tranh cử là một quá trình kéo dài, rất tốn kém cả về sức lực, thời gian, tiền bạc. Thế rồi đến khi có thắng cử đi nữa, thì các Tổng thống Mỹ có được nhận lương cao không? Mức lương đó có xứng đáng với những công việc mà họ cần làm không nhỉ?

Làm Tổng thống tất nhiên là không giống những công việc văn phòng khác. Khi bạn làm Tổng thống Mỹ, bạn phải làm việc liên tục, có rất nhiều trách nhiệm, lại luôn bị mọi người chú ý đến. Về cơ bản là Tổng thống Mỹ sẽ làm việc không ngừng suốt 4 năm đấy.

Vì vậy, tất nhiên là lương hằng năm của họ sẽ cao hơn mức lương trung bình của những người lao động khác. Nhưng dù cao, nó cũng có thể không cao như bạn tưởng đâu.

Làm Tổng thống Mỹ được nhận lương bao nhiêu mà tranh cử mệt mỏi và tốn kém như vậy? ảnh 1

Làm Tổng thống Mỹ thì lương có cao không? Ảnh: RD.

Ba Tổng thống Mỹ gần đây nhất - Donald Trump, Barack Obama, George W. Bush - đều nhận lương 400.000 đôla/ năm (khoảng 9,2 tỷ đồng). Tổng thống cũng nhận một khoản “trợ cấp chi tiêu” là 50.000 đôla/ năm (hơn 1,1 tỷ đồng), tiền đi du lịch là 100.000 đôla/ năm (hơn 2,3 tỷ đồng) và tiền giải trí là 19.000 đôla/ năm (440 triệu đồng).

Ngoài ra, họ được ở miễn phí (trong Nhà Trắng), có phương tiện đi lại miễn phí, được chăm sóc sức khỏe miễn phí bởi đội ngũ y tế riêng của Nhà Trắng.

Làm Tổng thống Mỹ được nhận lương bao nhiêu mà tranh cử mệt mỏi và tốn kém như vậy? ảnh 2

3 Tổng thống gần đây nhất đều có mức lương 400.000 đôla/ năm. Ảnh: The Street.

Được nhiều thứ miễn phí như vậy thì các Tổng thống dùng tiền lương làm gì nhỉ? Thực tế, hầu hết ứng cử viên Tổng thống đã khá là giàu, nên không phải họ tranh cử làm Tổng thống để được nhận lương cao. Mà nếu thắng cử, họ cũng không thực sự cần tiền lương thì mới đủ sống. Một số Tổng thống giàu có hơn hẳn còn chọn cách quyên góp toàn bộ hoặc một phần tiền lương của mình.

Như Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng ông không nhận tiền lương. Theo Nhà Trắng thì ông Trump cứ chia tiền lương của mình ra làm 4 phần bằng nhau, tặng cho các cơ quan khác nhau của nước Mỹ như Cục Công viên Quốc gia (NPS), Bộ An ninh Nội địa (DHS)… Dù sao, ông cũng còn có nguồn thu nhập rất cao từ các khách sạn và nhiều bất động sản khác của mình.

Làm Tổng thống Mỹ được nhận lương bao nhiêu mà tranh cử mệt mỏi và tốn kém như vậy? ảnh 3

Tổng thống Trump từng đăng hình tấm séc cho thấy ông chuyển 1/4 lương của mình cho DHS. Năm 2020 thì ông chưa công bố là mình chuyển lương đi đâu.

Thế còn sau khi hết nhiệm kỳ thì sao nhỉ? Không phải là họ bị “bỏ rơi” luôn đâu nhé. Sau khi rời Nhà Trắng, các Tổng thống Mỹ sẽ nhận được “lương hưu” là 205.800 đôla/ năm (gần 4,8 tỷ đồng). Hơn nữa, nhiều Tổng thống còn kiếm được tiền bằng những công việc khác như diễn thuyết, viết sách, xuất hiện trên các chương trình truyền hình…, và với danh tiếng của họ thì những khoản thu này sẽ không nhỏ chút nào đâu.

Làm Tổng thống Mỹ được nhận lương bao nhiêu mà tranh cử mệt mỏi và tốn kém như vậy? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?